ẨM THỰC QUẢNG BÌNH

ĐẶC SẢN NGON CỦA QUẢNG BÌNH

Phòng Seo - Marketing Nha trang Hoilday cập nhật và giới thiệu đến Qúy khách với 17 món ngon trong làng ẩm thực tại Quảng Bình. Qúy đọc giả nào có những món ăn ngon về quê hương Quảng Bình vui lòng gửi mail cho chúng tôi để giới thêm, thư gửi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. . Cảm ơn

 

1. Ớt xanh

Ớt xanh, loại ớt từ xa xưa mà người dân Quảng Bình trồng. Ớt xanh Quảng Bình không như các vùng khác, như chịu quen cái gió Lào, và cát trắng nên trái ớt Quảng Bình có nhiều ưu điểm như xanh mướt màu lá, bóng loáng, dài to bằng ngón tay, tươi lâu, bên trong ít hạt, vị cay dịu, vỏ giòn, kèm theo hậu ngọt nhẹ đằng sau vị cay và thơm thơm tự nhiên rau củ... Chỉ cần nhìn trái ớt xanh thôi, dù người biết hay không biết ăn cay cũng đều muốn thưởng thức nó.

Ớt Quảng Bình như quá gần gủi với mọi người dân nơi đây, trong ẩm thực Ớt thường để ướp và kho cá, hay trong mâm cơm bát nước chấm thường phải có ớt này để nồng nàn thêm hương vị. Món canh chua cá cũng giã trái ớt xanh thật nhuyễn, đến khi nồi canh gần nhắc xuống thì thả vào, sẽ giúp vị canh thêm ngon lành và khử hoàn toàn mùi tanh nồng của cá. Cả khi nướng cá, nướng gà, người dân quê tôi cũng không quên giã trái ớt xanh kèm với các loại muối, bột ngọt, tiêu... rồi quết nhuyễn lại chà xát lên các loại nguyên liệu chuẩn bị cho món nướng. Nhiều món nướng mọi (không tẩm ướp gia vị trước khi nướng), nhưng khi nướng xong, thứ gia vị ăn kèm lại chính là ớt xanh giã nhuyễn với muối sống hoặc ớt xanh pha nước chấm. Nhờ vậy mà món nướng nơi đây luôn có vị ngon đặc biệt và ai sinh ra nơi vung này thì cũng luôn nhớ về quê mỗi lần nhắc đến ớt. Vào những mùa hè, Ớt được thu hoạch và phơi đỏ đầy sân, được phơi khô và giã nhuyễn thành ớt bột và tiêu thụ khắp nơi.

ớt xanh quảng bình

 

2.  Khoai deo

Vùng đất cằn cỗi chỉ cát trắng mênh mông, với cái nắng chói chang cùng với hơi nước từ biển thổi vào trên đất Quảng Bình đã cho ra khá nhiều loại khoai ngon tuyệt vời mà một trong những đặc sản được chế biến từ khoai chính là khoai deo. Khoai deo ngon thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất cát, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Vì hình dạng giống như củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt cho tên “sâm đất”.

Khoai deo đã trở thành món ăn thú vị của nhiều tầng lớp – từ bình dân lao động đến những cô cậu học trò lén giấu trong cặp sách mang đến lớp và cả những nhân viên văn phòng “ngồi nhai cho đỡ buồn”. Chầm chậm để vị ngọt bùi của lát khoai tan chảy nơi đầu lưỡi, cái cung cách thưởng thức mộc mạc đó phần nào thể hiện tâm hồn người Quảng Bình: từ tốn nhưng có chút chịu đựng, kham khổ.

khoai deo quảng bình

 

3. Canh Nấm tràm

Ở Quảng Bình thì món này phổ biến từ lâu xa xưa rồi, nấm tràm là một món ăn mà người dân yêu thích. Nấm tràm có ở nhiều nơi và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấm tràm xào mực, canh cánh gà nấu nấm tràm, cháo nấm tràm đậu xanh… Còn với những người dân nghèo thì nấm tràm được chế biến thành các món canh rất dân dã nhưng mang đậm hương vị quê. Chỉ cần một ít nấm, một ít rau lang, rau muống, một ít ruốc và đặc biệt không thể thiếu lá lốt, lá trơng, thế là có thể làm nên một nồi canh nấm tràm ngon tuyệt hấp dẫn cho cả bữa ăn ngon và đậm chất quê hương. Hiện nay món này đã phát triển và nhiều người đã biết ăn, đặc biệt là ở Phú Quốc có nấm này và thậm chí được khai thác đem về có bán trong các siêu thị tại tp Hồ Chí Minh

canh nấm tràm quảng bình

 

4. Bánh Khoái Quảng Bình

Đến Quảng Bình, nếu chưa từng thử qua món bánh xèo thì chắc hẳn bạn đã bỏ qua một món ăn cực kì thú vị, dân dã rất được lòng thực khách nơi đây. Vốn là món ăn bình dân, thơm ngon của người, tùy vào từng khu vực, cách chế biến và hương vị của món bánh khoái (có nơi gọi là bánh xèo) sẽ có thể thay đổi chút đỉnh. Thế nhưng cái vị thơm thơm của phần vỏ bánh xen kẽ với phần nhân tôm, thịt chất lượng, cả giá đỗ và vị beo béo của đậu xanh của món bánh khoái truyền thống luôn có sức mạnh thần kì. Món ăn này không chỉ cuốn hút người dân bản xứ mà còn khiến những vị khách từ phương xa không sao quên được nếu một lần được thử. Một chiếc bánh xèo đúng chuẩn  nhất thiết phải có nhân tôm, thịt, đậu xanh và giá. Phần vỏ bánh phải vừa mỏng, giòn rụm, không bị nát, khét. Khi ăn phải cuốn bánh kèm với cải xanh, rau thơm các loại, chấm đúng cái nước mắm được pha vừa đủ, không quá ngọt thì vị ngon đó mới gọi là “đúng bài” của bánh xèo.

bánh khoái quảng bình

 

5. Bánh xèo Quảng Hòa

"Đây là vùng Nam Quảng Trạch, nói đến xã Quảng Hòa, người ta nghĩ ngay đến bánh xèo, bánh đúc, bánh đa". Ngoài việc làm bánh đa thì món bánh xèo Quảng Hòa đã được nhiều du khách gần xa yêu thích. Loại bánh xèo bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm. Dĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Đậu đổ giá làm nộm phải loại đậu đỏ, hạt to bậm. Gạo làm bánh xèo là loại lúa mành màu đỏ chỉ xay bóc vỏ lúa (còn có tên gọi là gạo đỏ, gạo lứt) ngâm nước khoảng 5 tiếng đồng hồ rồi đem xay, dùng môi múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ. Xay được 2 lần cho gạo mịn. Xay xong, bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau nước bột gạo. Khuôn tráng bánh cũng do bàn tay người đàn ông Quảng Hòa làm ra, miệng lớn hơn bát ăn cơm một tí, thành khuôn mỏng, cao khoảng 1,5cm, đáy bằng phẳng. Bếp làm có thể tráng một lúc được nhiều khuôn. Bếp thật đỏ lửa mới bỏ khuôn lên, khi tráng bánh chú ý lửa thật đỏ và đều thì bánh mới nở dậy, có hình hoa văn. Khi khuôn đã nóng, dùng môi hay tàu chuối tẩm mỡ chà lên đáy khuôn rồi múc bột gạo tráng lên. Tráng đến khuôn thứ 3 thì bánh khuôn đầu đã chín, cứ lần lượt làm như thế.

bánh xèo quảng hòa

 

6. Cháo Canh

Một trong những món ăn gợi nhớ đến hương vị miền Trung không thể không nhắc đến món cháo canh Quảng Bình. Món cháo canh thơm ngon (hay còn được người dân Quảng Bình gọi là cháo mì) vốn nổi tiếng bởi hương vị đậm đà dai dẳng khó quên của nó. Tùy theo cách chế biến, vị ngọt của nước lèo cháo canh có thể lấy từ nước hầm xương, nước hầm giò heo, chả cá,…

Cháo canh thường phải đi kèm thêm ram và rượu. Ram ăn với cháo bánh canh như người Hà Nội ăn phở với quẩy. Ram được làm từ thịt lợn, bằm nhỏ bỏ thêm gia vị. Mùa đông cũng như ngày hè, dân thị trấn hay khách đi chợ điểm tâm một bát cháo canh, làm vài cái ram, nhâm nhi thêm vài ly rượu nhỏ. Mùi hành phi, mùi ram rán cứ trộn lẫn vào nhau thành một mùi hương cháo canh  mà ai đã thưởng thức một lần không thể nào quên.

cháo canh quảng bình

 

7. Sò huyết Sông Roòn - Món ăn Tiến Vua

Nhiều người lý giải, sò huyết sông Ròn ngon là do hình sông thế núi tạo ra nơi gặp gỡ diệu kỳ giữa 2 con nước mặn và ngọt. Vùng đất này xưa kia cũng là nơi thương thuyền nghỉ ngơi, quân lính đồn trú. Chính vì thế, mỗi lần vua quan đi qua dừng chân đều được dân địa phương dâng sò huyết thưởng thức.

Tuy nhiên, ít ai biết ngọn nguồn con sò huyết ở sông Ròn. Trong Ô châu cận lục không thấy nhắc đến sò huyết, chỉ nói vùng cửa biển Di Luân có nhiều ngao, cua, cá, mắm muối, tôm hùm. Cho đến Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì sò huyết mới xuất hiện. Sách có đoạn: “Cửa biển châu Bắc Bố chính xưa không có sò. Từ thời Hiền quận công Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ, sai ba chiếc thuyền ra Quảng Yên, giáp với Khâm Châu lấy về bỏ ở cửa biển Di Luân (cửa Ròn), đến nay xứ ấy mới có sò”. Dù lý do thế nào thì sò huyết sông Ròn cũng quá nổi danh, là của quý đối với người vùng Ròn. Trên một trang cá nhân, Trần Lý Minh viết: “Ngày trước, chúng tôi đi mò cua, cá đụng phải sò thì bắt luôn. Theo quy định của hội mò sò, mỗi thợ mò dành ra năm con sò đầu tiên bắt được, góp lại vào một cái giỏ, để riêng ra ngâm vào nước.

Lúc tan cuộc mò thì những con sò đầu tiên đã nhả sạch bùn. Vớt sò lên, cả hội cùng nhau trèo lên một cái chòi cất rớ tàu, chuẩn bị chế biến cho bữa tiệc sò tươi sống. Thợ mò dùng dao nhỏ tách đôi sò ra cho thật khéo, không để huyết sò chảy ra. Xong, vắt chanh vào thịt sò được nhuộm đỏ tươi màu huyết, đợi vài phút cho thịt chín hẳn mới ăn. Khỏi phải nói, món sò sống vắt chanh rất ngọt.”

 sò huyết sông ròn

 

8. Lẫu cá Khoai

Nhiều người chờ đợi mùa đông để được ăn món cá khoai (có nơi gọi cá cháo). Hằng năm, hễ khi nào có cá là một chủ quán quen ở TP.Đồng Hới (Quảng Bình) lại điện thoại thông báo cho chúng tôi đi ăn khai mùa.

Các quán ở Đồng Hới chuyên món lẩu. Chỉ cần nhìn tô cá đã ướp gia vị mang ra để trên bàn thôi thì nước miếng cũng đã chảy. Từng khúc cá trắng nõn nà, mũm mĩm như thách thức, khêu gợi. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi. Ướp cá khoai, chỉ cần các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều nén cây được cắt mịn cả lá và củ nhỏ.

Còn nồi nước lẩu gồm các loại như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Kể ra đơn giản nhưng không phải vị chỗ nào cũng ngon mà còn phụ thuộc vào bàn tay người chế biến. Một yếu tố quyết định nữa là cá phải thật tươi.

Vừa nói năm ba câu chuyện, nồi nước đã sôi sùng sục trên ngọn lửa mạnh, lúc này gắp cá cho vào. Không nên cho hết cá vào nồi cùng lúc; một người ăn 2 khúc một lượt, cứ cộng lại rồi cho vào, hết lượt này đến lượt khác. Không để cá quá chín vì sẽ nát ra và mất hết chất; chỉ cần sôi lên một chút là vớt ra chén. Ăn ngay sau khi bớt nóng, đừng để nguội cá sẽ tanh.

Người tách ra từng miếng thịt nhỏ ăn, có người lại để nguyên cả đoạn cá lẫn xương cho vào miệng lêu lêu vài cái rồi nuốt ực, sau đó hít hà cho bớt nóng lưỡi... Lẩu cá khoai dĩ nhiên không thể thiếu rau tàu bay, rau cải tươi.

lẫu cá khoai quảng bình

 

9. Bánh lọc bột sắn, tôm sông

Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.

Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.

Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc.

Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới.

Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.

Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc của mệ Xá ở Đồng Phú, Đồng Hới. Loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lại rất rẻ, chỉ 200 đồng một chiếc. Chỉ vài chục nghìn là cả nhà có thể có được bữa liên hoan hoặc mang đi xa thành một món quà quý.

bánh bột lọc quảng bình

 

10. Ruốc Quảng Bình

Con ruốc, người miền Bắc gọi là moi, người trong Nam gọi là con khuyếc, thuộc loại nhuyễn thể. Ở vùng cửa biển Nhật Lệ, ruốc tháng sáu ngon nhất. Ngạn ngữ Đồng Hới nói: “Ruốc tháng sáu là máu rồng”, đó là một cách nói vừa ẩn dụ rằng ruốc tháng sáu quý hiếm vì ít năm ruốc tràn về trong tháng sáu và đối với người Việt chúng ta, cái gì thuộc về rồng, phượng đều mang ý nghĩa tốt, đẹp, hiếm quý; Đồng thời ngạn ngữ nầy cũng mang ý nghĩa là so sánh: ruốc tháng sáu làm ra đỏ như máu rồng. Thế là theo dân gian, ruốc tháng sáu ngon quý về chất, đẹp về màu sắc.

ong, bỏ bột ruốc vào những vại nước ruốc, quấy đều rồi phơi nắng. Hàng ngày, sáng sớm, đảo một lần, khi nào nghe ruốc bốc mùi thơm, nước mắm ngập lên mặt, ấy là đã ăn được. Trong bữa cơm của người lao động Quảng Bình khi nào cũng có món ruốc lạt, ăn với khế rành, loại khế vừa ngọt vừa chua. Đó là một món ăn rẻ tiền nhưng lại có sức quyến rủ rất kỳ lạ. Ruốc ăn không với cơm! Hoặc cà với ruốc, hoặc thịt lợn luộc chấm ruốc, ăn với bún, với bánh đúc, đều là những món ăn tuyệt trần của ruốc đối với người nghèo Quảng Bình.

ẩm thực ruốc quảng bình

 

11. Gỏi cá nghéo

Nếu đi du lịch dọc theo đất nước, có dịp dừng lại vùng biển Quảng Bình và thưởng thức gói cá nghéo đậm vị, chắn chắn sẽ là trải nghiệm nhớ mãi không quên của du khách suốt những hành trình dài sau đó.

Nằm trong danh sách 10 đặc sản ở Quảng Bình, cá nghéo là một phần ẩm thực thú vị nhất của xứ Quảng. Cá nghéo thuộc họ cá không xương sụn như cá mập, điểm khác biệt là cá này đẻ con chứ không đẻ trứng.Thịt cá nghéo rất nạc và ít mỡ, da nhám giống da rắn lên thường rất tanh, bởi vậy khi làm cá nhám phải dùng nước sôi cạo da như cạo lợn thì không còn tanh nữa, thịt cá lúc ấy trắng như bông, mới nhìn đã thích.

Trong các món chế biến từ cá nghéo thì món khai vị gỏi cá nghéo là ngon nhất và cuốn hút du khách nhất. Công đoạn chế biến món này cũng khá đơn giản, cá nghéo được phi lê thành từng lát mỏng, ăn cùng nước lèo, chút rau sống, kèm với các loại gia vị như ngò, đậu phộng rang. Hương thơm của rau sống thêm chút nồng của cá, nhấp chút rượu ấm khiến cho món gói cá nghéo trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn hẳn.

ẩm thực gỏi cá nghéo quảng bình

 

12. Mắm lẹp

Cá Lẹp là một loại cá con nhỏ, mình lép kẹp đúng tên gọi của nó; thân mềm nhũn do bộ xương hom không cứng, thịt lại nhão do quá nhiều mỡ. Vì thế, cá Lẹp tuy rất béo, nhưng không thể cho phép người nội trợ Đồng Hới đưa nó lên vị trí xứng đáng trong mâm cơm, bởi khi kho khi nấu, thịt cá Lẹp rời ra cùng mỡ tan trong nước làm cho nước kho đùng đục khó chịu, mà ăn thì không còn mùi vị gì về chất béo, chất ngon của nó.

Tuy vậy, người nghèo sành ăn đã dùng cá Lẹp muối làm mắm và nướng tươi trên than lò, thì cá Lẹp trở thành một món ăn ngon tuyệt vời, đi vào ca dao ngạn ngữ:

"Mắm lẹp mà kẹp rau mưng

Ông ăn to miếng, mụ (bà) trừng mắt lên’’...

Muối mắm Lẹp, không phải nhiều công đoạn như mọi thứ mắm khác. Ví dụ như muốn làm mắm cá ngừ hay cá thu v.v... người ta phải làm cá ra từng khúc, đem muối một thời gian, vớt ra rồi trộn với một lớp bột ngô rang hoặc bột gạo rang xếp vào vại, vào chum, gài lá hoặc mo cau, bảo quản đến vài ba tháng mới thành mắm, người ta gọi đó là loại mắm thính.

Còn như mắm cá Lẹp, thường được gọi là mắm xổi, nghĩa là một thứ cá trộn muối, chỉ ép lại vài ba hôm đã ra thành phẩm. Mắm Lẹp um mỡ, hành, kẹp với rau mưng là một loại rau rừng, thân cây to, mọc thẳng bờ sông, bờ suối, bờ khe núi, mùa đông rụng lá, mùa xuân đâm chối, lá non của cây mưng có vị chát, ăn với mắm Lẹp rất hợp.

mắm lẹp quảng bình

 

13. Ẩm thực Rắn đẻn

Nhắc đến đặc sản Quảng Bình, thực khách sẽ tha hồ thòm thèm với những đĩa khoai deo, những tô cháo canh, những chiếc bánh xèo,… mộc mạc, dân dã. Nhưng ít ai biết rằng, ẩm thực nơi đây còn “sở hữu” món đặc sản vô cùng độc đáo có nguyên liệu từ một loài rắn biển mang chất “kịch độc”.

Du khách khi đến Quảng Bình, ngoài được vẫy vùng giữa bốn bề bãi biển Nhật Lệ xanh trong, mát lạnh hay ngây ngất với cảnh đẹp của Phong Nha – Kẻ Bàng, thì cũng đừng quên thưởng thức món đẻn biển lừng danh. Không phải ngẫu nhiên mà người dân nơi đây có hẳn một câu thơ dành riêng ca ngợi món đặc sản này.

“Cụng đầu tí chút mùi men

Lai rai hương đẻn mà nên bạn tình”

Đẻn chính là một loài rắn biển, thân nhỏ và thon dài từ 1 đến 2 mét, có vảy, mình vằn da nhám, đuôi dẹt như cá mái chèo. Đầu con đẻn rất nhỏ, có phủ các phiến sừng. Đặc biệt, răng chúng có nọc độc nằm ở hàm trên.

Đẻn là đặc sản biển Quảng Bình với các món cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, đẻn nướng cuốn lá lốt, đẻn hầm thuốc bắc... Nhưng có lẽ ngon và ấn tượng nhất vẫn là món ram đẻn và rượu tiết.

món rắn đẻn biển quảng bình

 

14. Cháo hàu Quảng Bình

Từ lâu miền đất đã nổi danh với nhiều món ăn được chế biến từ con hàu lấy từ sông Nhật Lệ. Điều đặc biệt, cũng trên con sông này nhưng hàu ở những khúc sông khác không nhiều và không thể ngon bằng hàu ở đoạn qua thị trấn này. Vì thế mới có chuyện người ta mang hàu nơi khác về ngâm nước trên đoạn sông này.

Một số người cố gắng lý giải nhưng lời đáp vẫn còn bí ẩn! Có lẽ bởi vì nơi đó là điểm giao thoa, hòa quyện giữa hai con nước mặn và ngọt như sự kết duyên của một tình yêu đẹp. Hàu bám chặt, sinh sôi trên những bãi đá rộng lớn và các chân trụ cầu cũ nát. Thời điểm này đang vào mùa, hàu rất nhiều và chắc thịt. Hàu có thể chế biến nhiều món ngon khác nhau như nấu cháo gạo, xào với hành kẹp bánh tráng ăn hoặc nấu canh chua, canh rau tùy theo sở thích từng người.

Riêng món cháo được nhiều người thích nhất, người ra Bắc vào Nam thường ghé Quán Hàu, nơi luôn có món này. Hàu được xào um sẵn với gia vị như hành, ớt, tiêu cùng một ít muối, bột ngọt đủ vừa thấm; khi có khách gọi thì chủ quán sẽ lấy cháo ở nồi khác theo số lượng người ăn để một nồi riêng gia thêm lửa sau đó bỏ hàu vào, nêm thêm nước và các loại gia vị cho vừa là có một tô cháo hàu ngọt lịm. Cảm giác cắn con hàu to béo nghe đánh cái "phụp" trong miệng mới thật đã. Một tô đặc quánh hàu (có người đùa là hàu cháo chứ không phải cháo hàu) chỉ 15 nghìn đồng. Nếu khách không muốn ăn cháo theo kiểu um sẵn trên thì chịu khó đợi nấu theo kiểu hàu còn sống tươi, mang ra ướp gia vị rồi mới cho lên nồi cháo gạo đang sôi. Như thế ngon thơm hơn nhưng mất thời gian một chút.

cháo hàu quảng bình

 

15. Rượu cần của người Ma Coong

Từ lâu, rượu cần đã đi vào đời sống sinh hoạt của những người Ma Coong sinh sống vùng Thượng Trạch, Bố Trạch như một nét văn hóa đặc sắc. Mình chưa có dịp được thưởng thức rượu cần Ma Coong, tuy mới chỉ được nghe người dân giới thiệu nhưng mình muốn giới thiệu đến các bạn món quà dân dã này. Nếu bạn đến đúng vào dịp lễ hội đập trống của người Ma Coong (15 và 16 tháng Giêng, âm lịch hàng năm) thì các bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức.

Người Ma Coong ở Quảng Bình cũng có phong tục làm và uống rượu cần trong những dịp trọng đại, tuy nhiên cách chế biến và nghi lễ uống rượu đã trở thành nét bản sắc văn hóa riêng, độc đáo của người bản xứ. Rượu cần Ma Coong có hương vị thơm dịu hòa lẫn chút cay nồng, không đậm như rượu đế. Để có được hũ rượu cần thơm ngon dâng cúng trong những ngày lễ thì người làm rượu rất chú trọng tới nguyên liệu làm rượu, men rượu, cần uống và ché rượu. Bởi lẽ đó, ché rượu như vật quý giá trong gia tài của người Ma Coong. Mỗi một ché rượu có hình bầu dục giống cái chum, nhưng nhỏ hơn, màu đen nâu, láng bóng.

Đặc biệt, men rượu cần khác men rượu bình thường bởi nó được tinh chế từ thân, lá rễ của mười loại cây rừng như mít, dong, riềng… đem nấu cô đặc lại thành các giọt nước tinh chất, trộn với bột nếp tạo thành hòn men. Cũng do kinh nghiệm làm men rượu cần ít được truyền ra ngoài nên chỉ số ít phụ nữ trong cộng đồng người Ma Coong mới làm được.

Khi làm men rượu, người Ma Coong phải kiêng kị một số điều như: Phải chọn hướng ánh sáng mặt trời khi lấy nguyên liệu; người làm men phải kiêng kị nhiều thứ trong ba ngày, ba đêm (không sát sinh, không tắm, không đưa lửa qua suối…). Người dân bản địa cho rằng, nếu như ai làm men mà vi phạm những điều cấm kỵ này thì men không còn tác dụng, và chính người làm men đó cũng sẽ không còn được làm men nữa.

Rượu cần được làm bởi các nguyên liệu lấy từ sắn, ngô, gạo, nếp rẫy, và những sản phẩm do chính tay người Ma Coong làm ra. Dù là từ nguyên liệu nào, thì gạo nếp vẫn được bà con thường sử dụng nhiều nhất bởi vì nó cho sản phẩm thơm ngon, đậm đà và đặc biệt là cho ra nhiều rượu nhất.

Người Ma Coong sau khi nấu chín nguyên liệu thì đem rải ra nong cho nguội rồi trộn đều với hòn men, đùm kín bỏ vào gùi từ ba đến bốn ngày, cho đến khi có mùi thơm và nước cốt chảy ra thì trộn với vỏ trấu rồi bỏ vào hũ rượu có sẵn, đặt một lớp lá chuối lên trên, lấy tro bếp rây nhỏ, trộn với nước làm thành một chiếc nắp bịt kín miệng bình. Rượu ngâm sau một tuần có thể dùng được hoặc để càng lâu càng ngon.

rượu cần ma coóng quảng bình

 

16. Món chắt chắt ăn kèm bánh tráng

Chắt chắt (hay dắt dắt) là loài nhuyễn thể có họ hàng với ngao, hến; chúng rất giàu chất đạm và bổ dưỡng. Thịt chắt chắt xào ăn kèm bánh tráng là món ăn bình dân nhiều người yêu thích

Chắt chắt sống chủ yếu ở vùng nước lợ, tuy có vẻ ngoài giống con hến nhưng nhỏ hơn, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè. Chắt sống ở nước lợ, ẩn mình lẫn trong cát; ở nơi sâu người ta dùng cào, đứng trên thuyền để xúc; ở nơi cạn có thể xắn quần ngang đầu gối dùng tay là có thể cào được.

Chắt chắt mang về ngâm nước gạo để chúng nhả hết cát ra, tiếp đó người ta cho vào rổ rồi chà thật mạnh cho sạch lớp bùn bám ngoài phần vỏ, sau đó cho vào nồi luộc chín, khi luộc dùng đũa đảo mạnh tay để chúng mở hết vỏ, lộ phần ruột ra ngoài. Sau khi luộc, người ta vớt chắt chắt ra rổ thưa, cho vào chậu nước đãi lấy ruột. Nước luộc dùng để nấu canh ăn rất ngọt và mát. Người dân ven sông Thạch Hãn có món canh rau muống nấu với chắt chắt trộn gừng và ớt tươi ăn rất hấp dẫn.

Ngoài nấu canh, nấu cháo, người ta còn có thể chế biến thành món chắt chắt xào rất tuyệt. Sau khi đãi, để ruột chắt chắt ra rá cho ráo, bắc chảo phi hành mỡ, đổ chắt chắt vào trộn đều, nêm thêm chút gia vị như: muối, tiêu, rau thơm thái nhỏ để gia tăng hương vị. Người dân nơi đây thường dùng chắt chắt xào kèm với bánh tráng (bánh đa), ăn rất ngon. Ai đã từng thưởng thức món chắt chắt xúc bánh tráng của người dân ven dòng sông Quán Hàu, Kiến Giang, sẽ không thể quên được hương vị ngọt ngào của món ăn dân dã này.

 

17. Cháo cá Bàu Sen - Lệ Thủy

Ngoài bữa tiệc ánh sáng trên mặt hồ, Bàu Sen còn đãi khách nhiều món ngon từ cá. Dọc quốc lộ 1 đoạn ven Bàu Sen là hàng loạt quán lá đơn sơ phục vụ thực khách qua đường. Bạn có thể tạt vào bất kỳ quán nào, rồi chọn cá từ lồng nhốt dưới lòng hồ, chủ quán sẽ chế biến theo yêu cầu của bạn. Trong đó, nổi tiếng nhất và đã thành thương hiệu Bàu Sen là món cháo cá.

Không cầu kỳ chế biến, cháo cá Bàu Sen hấp dẫn thực khách bởi sự tươi ngon chất chứa hương vị đồng quê dân dã. Tô cháo nóng hổi khiến người ăn phải vừa thổi vừa húp, đến toát mồ hôi mà vẫn xuýt xoa khi thưởng thức từng mảng cá trứng óng vàng trong bát. Gắp miếng cá nóng thơm, mà nghe như gió Bàu Sen thổi lồng lộng bên hiên quán, sẽ giúp lữ khách tha hương giãn gân cốt cho dặm trường gió bụi.

Bởi vậy, nếu có dịp xuôi ngược Bắc - Nam, bạn hãy nhớ ghé lại Bàu Sen để thử cảm giác về với thiên nhiên, đồng ruộng, với cát trắng muôn trùng và hơn cả là để thưởng thức các món ăn nức tiếng nơi đây.

cháo cá chép bầu sen lệ thủy

 

 

Nha Trang 10/9/2017

Biên soạn: Seo & Marketing Nha Trang Holiday

TOUR ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG – VŨNG CHÙA – ĐẢO YẾN – MỘ BÁC GIÁP

Quảng Bình là nơi hội tụ cảnh đẹp thiên nhiên, không chỉ là hệ thống hang động được xếp vào di sản thiên nhiên thế giới nổi tiếng. Ngoài Phong Nha ra còn có động còn được các nhà Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khám phá từ năm 2005. Động Thiên Đường thực sự làm ngỡ ngàng nhà thám hiểm. Có tổng chiều dài là 31,4 km, hang dài nhất châu Á. Do vẻ đẹp của nhũ đá và măng đá trong hang, họ đã đặt tên hang này là Thiên Đường. Theo đánh giá của Hiệp hội Nghiên cứu hang động Anh Quốc, hang động Thiên Đường còn to lớn và đẹp hơn cả động Phong Nha. Không chỉ có các cảnh đẹp thiên nhiên, Qúy khách còn được đến địa danh ghi nhiều dấu ấn lịch sử, là nơi yên nghĩ của đại tướng tại Vũng Chùa, một nơi rất linh thiêng được bao bọc bởi triền cát mênh mông trải dài tít tắp, cảnh vật hoang sơ thanh bình.

 

TOUR THAM QUAN HÀNG NGÀY

Động Thiên Đường - Vũng Chùa - Đảo Yến - Mộ Bác Giáp
Tour hàng ngày
Lịch trình: 07:45- 08:00
Đón tại Trung tâm Đồng Hới
Gía vé: 1.150.000VND
Cam kết 1 khách vẩn thực hiện tour


07:45- 08:00: Xe và HDV sẽ đón Qúy khách tại khách sạn ở Đồng Hới. Đoàn bắt đầu hành trình tham quan động Thiên Đường- động khô dài nhất Châu Á. Là một nhánh của hệ thống Hang Vòm, Động Thiên Đường đã được các nhà thám hiểm Hoàng gia Anh phát hiện vào năm 2005 và được đánh giá là nhánh hang có cấu trúc tuyệt đẹp.
12:00: Quý khách về Phong Nha ăn trưa. Nghỉ ngơi.
13:00: Vũng Chùa – Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Mũi Rồng, nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là ngọn núi Thọ thuộc dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển. Nơi đây được coi là có địa thế “rồng cuộn hổ ngồi”.
Quý khách đến khu vực an táng thắp hương tưởng nhớ tại phần mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại đây quý khách có dịp tìm hiểu tham quan thắng cảnh Vũng Chùa, đứng trên đỉnh Thọ Sơn nhìn ra bốn bề trời biển, một không gian bình yên và khoáng đạt, có thể cảm nhận được phần nào lý do Đại tướng chọn nơi đây để yên giấc ngàn thu và một lần nữa phải ngả mũ trước sự tinh tế của bậc vĩ nhân.
17:00: Quý khách trở về Đồng Hới. Kết thúc chương trình tham quan.

Tour bao gồm:
Xe vận chuyển máy lạnh Mercedes Springter 16C đời mới theo lịch trình.
Ăn uống theo chương trình: 01 bữa trưa (100,000 VND/khách)
Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm suốt tuyến.
Bảo hiểm du lịch suốt tuyến.
Thuyền tham quan động Phong Nha + Xe điện động Thiên Đường.
Phí thắng cảnh các điểm vào cửa lần thứ nhất các điểm có trong chương trình.
Nước uống 1 chai/ngày.
Tour không bao gồm:
Thuế VAT 10% (Nếu quý khách muốn lấy hóa đơn, quý khách phải trả thêm 10%)

 

động thiên đường 1

động thiên đường 2

động thiên đường 3

động thiên đường 6

 tham quan vũng chùa đảo yên mộ bác giáp 1

GIÁ CHO THUÊ THUYỀN THAM QUAN ĐỘNG PHONG NHA

 

Hệ thống đặt phòng tại Quảng Bình, mời bạn mở đường link bên: Bấm vào đây

Các chương trình tổ chức tham quan hàng ngày mở đường link bên: Bấm vào đây

Đánh Golf tại sân Golf FLC Quảng Bình mở đường link bên: Bấm vào đây

 

BẢNG GIÁ CHO THUÊ THUYỀN THAM QUAN ĐỘNG PHONG NHA 2019 

GIÁ CHO THUÊ THUYỀN THAM QUAN ĐỘNG PHONG NHA

Thông tin lộ trình

Gía cho thuê

Tham quan 1 động (động Phong Nha hoặc Tiên Sơn)

Liên hệ 0903580831

Tham quan 2 động (động Phong Nha và Tiên Sơn):

Liên hệ 0903580831

 


LƯU Ý
Gía trên đã có bảo hiểm
Gía trên chưa bao gồm thuế VAT
Thuyền chở tối đa 14 khách kể cả trẻ em.

 

Lưu ý: Giá trên sẽ có những thay đổi vì vậy cần liên lạc vơi chúng tôi. Chân thành cảm ơn

Chân thành cảm ơn sự quan tâm và hợp tác của quý khách hàng!

CÔNG TY TNHH DU LỊCH -THƯƠNG MẠI NHA TRANG HOLIDAY

Tel : 0583.521.000 - 0903 564 090 - 0905 199 831 - 0905 150 090

Add:  111/18 Hùng Vương – Nha Trang - Khánh Hòa

Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  – This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

nhatrangholiday.net - bookinghotelvn.com - villanhatrang.com - golftourvn.com  

 

TOUR ĐỘNG PHONG NHA – VŨNG CHÙA – ĐẢO YẾN – MỘ BÁC GIÁP

Quảng Bình là nơi hội tụ cảnh đẹp thiên nhiên, không chỉ là hệ thống hang động được xếp vào di sản thiên nhiên thế giới nổi tiếng. Mà còn là một địa danh ghi nhiều dấu ấn lịch sử trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Vâng chúng tôi muốn gửi một thông điệp đến những ai yêu thương mến mộ đến đại tướng vĩ đại Võ Nguyên Giáp thì đây là cơ hội để Qúy khách gần xa có dịp đến thăm nơi yên nghĩ của đại tướng tại Vũng Chùa, một nơi rất linh thiêng được bao bọc bởi triền cát mênh mông trải dài tít tắp, cảnh vật hoang sơ thanh bình.

 

TOUR THAM QUAN HÀNG NGÀY
Động Phong Nha - Vũng Chùa - Đảo Yến - Mộ Bác Giáp

Tour hàng ngày
Lịch trình: 07:45- 08:00
Đón tại Trung tâm Đồng Hới
Gía vé: 1.000.000VND
Cam kết 1 khách vẩn thực hiện tour

07:45- 08:00 Xe và HDV đón Quý khách tại Đồng Hới (nhà ga, khách sạn, bến xe… khu vực thành phố Đồng Hới). Sau đó đoàn khởi hành đi Vũng Chùa.
Quý khách đến khu vực an táng thắp hương tưởng nhớ tại phần mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại đây quý khách có dịp tìm hiểu tham quan thắng cảnh Vũng Chùa, đứng trên đỉnh Thọ Sơn nhìn ra bốn bề trời biển, một không gian bình yên và khoáng đạt, có thể cảm nhận được phần nào lý do Đại tướng chọn nơi đây để yên giấc ngàn thu và một lần nữa phải ngả mũ trước sự tinh tế của bậc vĩ nhân.
12:00: Quý khách về Phong Nha ăn trưa. Nghỉ ngơi.
13:00: Bắt đầu hành trình khám phá Động Phong Nha “Đệ Nhất kỳ quan”.
Quý khách lên thuyền ngược dòng Son thơ mộng, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên hữu tình hai bên bờ sông, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ, những đứa trẻ vui đùa bên bờ sông có dịp trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của xóm làng ven sông mang đậm hồn quê Việt.
Chinh phục Động Phong Nha: Hang nước dài nhất Đông Nam Á tận hưởng cảnh quan núi đá vôi ngoạn mục, hệ thống sông ngầm và thạch nhủ có một không hai ở trên thế giới. Khám phá hang Cô Tiên & Cung Đình chiêm ngưỡng các khối thạch nhũ tuyệt đẹp được kiến tạo bởi thiên nhiên qua hàng ngàn thiên niên kỷ.
17:00: Quý khách trở về Đồng Hới. Kết thúc chương trình tham quan.

Tour bao gồm:
Xe vận chuyển máy lạnh Mercedes Springter 16C đời mới theo lịch trình.
Ăn uống theo chương trình: 01 bữa trưa (100,000 VND/khách)
Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm suốt tuyến.
Bảo hiểm du lịch suốt tuyến.
Thuyền tham quan động Phong Nha + Xe điện động Thiên Đường.
Phí thắng cảnh các điểm vào cửa lần thứ nhất các điểm có trong chương trình.
Nước uống 1 chai/ngày.
Tour không bao gồm:
Thuế VAT 10% (Nếu quý khách muốn lấy hóa đơn, quý khách phải trả thêm 10%)

tham quan vũng chùa đảo yên mộ bác giáp 1 tham quan vũng chùa đảo yên mộ bác giáp 3

tour tham quan động phong nha 1

tour tham quan động phong nha 2

tour tham quan động phong nha 3

tour tham quan động phong nha 8

MÓN NGON DÂN DÃ QUẢNG BÌNH

MÓN NGON QUẢNG BÌNH

 

Bánh bột lọc 

1000006

 

 

1000008

 

1000012

 

Bánh lọc vốn là món đặc sản xứ Huế, Đông Hà, đến Quảng Bình lại có một phong vị mới lạ, trở thành một trong những món ăn mà du khách không thể không thưởng thức khi đến thành phố biển miền Trung này.

Bánh bột lọc Quảng Bình được gói trong lá chuối, được làm từ bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và gia vị. Tôm trong bánh bột lọc ở Quảng Bình là tôm nhỏ ở cửa sông, vừa bén độ mặn mòi của biển. Đặc biệt, trong nhân bánh bột lọc Quảng Bình có thêm một ít thịt. Loại bánh bột lọc bọc trong lá chuối này có thể để được hơn một ngày, đến khi ăn thì hấp lại cho nóng, vẫn dẻo thơm như bánh mới.

Bánh được chấm nước mắm chua ngọt pha rất đúng vị, lại có vị cay cay của ớt xanh và ớt đỏ, vừa đẹp mắt, vừa đậm đà, là hương vị mà du khách không thể nào quên khi nhớ về Quảng Bình.

 

Nấm Tràm

 

2000003

 

Cứ vào độ mùa thu, cũng là mùa nấm tràm đến, khắp các chợ đâu đâu cũng thấy người ta bán nấm. Nấm tràm có màu nâu tím, hình dáng rất đẹp nhưng vị thì đắng không thể tả nên trẻ em hầu như chẳng có đứa nào thích.

Chắc đây là thứ nấm duy nhất người ta phải gọt vỏ để nấu nướng, công đoạn này thường khá mệt và tốn nhiều thời gian nên hầu hết ở chợ người ta đều bán kiêm luôn gọt vỏ. Thứ nấm này khá rẻ, cứ sau mỗi trận mưa là y như rằng hôm sau khắp chợ đều có nấm.

Nấm này mọc thường ở những rừng cây bạch đàn, không phải trồng gì hết. Người ta thường nấu nấm tràm với rau khoai (rau lang) bởi có lẽ vị thanh mát của thứ rau này làm giảm đi phần nào vị đắng của nấm. Nấm mua về thường được gọt vỏ, ngâm nước muối cho sạch, bóp nhẹ cho ráo nước rồi sau đó mới đem nấu canh với tôm, rau khoai. Để tăng phần cho hương vị ngon cho nồi canh rau thường cho thêm tí ruốc chắc chắn canh thường đậm đà hơn. Ngoài nấu canh, nấu cháo, thứ cháo nấm có vị đăng đắng và một mùi thơm không thể tả được. Nấm đắng là vậy nhưng lại có tác dụng thanh nhiệt trong người rất tốt, nó còn hiệu quả hơn cả chục thứ thuốc mát gan mát phổi.

 

Cá Khoai

 

3000013

 

3000022

 

Cá khoai, loại cá có xương mềm, thịt nhão nên nhiều người còn gọi là cá cháo, xưa chỉ dùng cho gia súc, nay biến đổi thành món đặc sản. Cá khoai ở Quảng Bình được đánh bắt và đem lên bờ sớm nên khách thường được ăn đồ tươi, thịt thơm ngon hơn nhiều nơi khác.

Cá khoai chỉ cần các loại gia vị bình thường để ướp làm lẩu. Nước dùng cũng chỉ xung quanh dăm ba loại cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Khi ăn, mọi người quây quần bên nồi nước dùng, chờ sôi thì cho cá vào, sôi lại chút là vớt ra ăn liền lúc còn nóng hổi.

Vừa nói chuyện, vừa rẽ thịt cá khoai, hay nếu thích thì nhai cả xương, kèm chút rau sống: rau tương ơ, rau xà lách, rau cần, rau cải, rau ngò… thì không còn gì mong muốn hơn.

Chỉ là những món gần gụi và dân giã như thế thôi, đặc sản Quảng Bình vẫn khiến người ta không quên thương nhớ khi rời xa.

 

Món rắn đẻn biển

 

4000023

 

Đây là tên khác của loài rắn biển thân nhỏ, dài, thon và có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh. Những món chế biến từ đẻn biển rất tươi ngon, bổ dưỡng, đáng để thử qua.

Trong số đó, tiết đẻn là món du khách ưa thích và thường gọi khi đến Quảng Bình. Đẻn biển được người có nghề cắt tiết, cho vào rượu và phục vụ khách ngay khi xong hoặc cho vào ngâm nguyên con rất tốt cho phụ nữ và khiến người ta ăn ngủ tốt hơn.

Tiết đẻn với rượu cho vị ấm nồng và chan chát rất khó quên cho người ta lâng lâng trong men say, nhất là khi vừa được tận hưởng vẻ đẹp của các hang động tuyệt vời.

Ngoài rượu đẻn thì ram cũng là một món cực ngon từ đẻn biển. Thịt của đẻn chứa nhiều protid và acid amin nên rất ngon và bổ dưỡng. Vị đặc trưng của ram đẻn nơi đây thật khó để diễn tả hết bằng lời. Những con đẻn được làm sạch sẽ, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng, băm thật nhuyễn rồi cho gia vị vào trộn đều.

Ướp được một lúc cho thấm thì đem cuốn lại thành từng chiếc ram nhỏ, bắc lên chảo rán đều. Khi ấy, bạn sẽ cảm nhận một mùi thơm bốc lên thật cuốn hút, chưa ăn nhưng cũng thấy thòm thèm! Một đĩa ram đẻn nóng hổi thơm ngon sẽ khiến du khách bốn phương muốn ở mãi không về…

Đẻn gồm rất nhiều loại như đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đẻn bông, đẻn gai… Mỗi loại đẻn khi chế biến lại có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Nào là cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc… Vì thế mà con đẻn luôn được du khách “thích mê”, trước khi thưởng thức những món khác tại các nhà hàng ven bờ Nhật Lệ.

 

Ruốc (Tép biển)

 

5000002

 

 

 “Ruốc tháng Sáu là máu rồng”. Đó là một cách nói ẩn dụ, hàm ý rằng ruốc tháng sáu quý hiếm vì ít năm ruốc tràn về trong tháng Sáu và đối với người Việt chúng ta, cái gì thuộc về rồng, phượng đều mang ý nghĩa tốt, đẹp, hiếm quý; đồng thời ngạn ngữ này cũng mang ý nghĩa so sánh: ruốc tháng Sáu làm ra đỏ như máu rồng. Thế là theo dân gian, ruốc tháng Sáu ngon quý về chất, đẹp về màu sắc.

Con ruốc tươi luộc, nấu canh rau, canh khoai tía, khoai môn nhiều lúc ngon ngọt hơn tép. Còn con ruốc khô như một loại thực phẩm “cứu sinh” người dân nghèo miền Trung. Khi mùa giông bão tới cũng là lúc ruốc khô đã yên vị từng bao trên dàn bếp, chợ búa khó khăn, xúc con ruốc khô ra nấu với mồng tơi, đọt khoai sau hè nhà. Bào vài trái dưa leo, đâm nước mắm tỏi ớt, rang sơ con ruốc khô với ít mỡ; tất cả bóp chung lại thành món gỏi mát miệng, mặn mòi mà ngon lạ.

 

Cháo Bánh Canh

 

6000005

 

 

6000007

 

Không phải ngẫu nhiên mà 5 món ăn đặc trưng của Quảng Bình được chọn có cháo canh, bao nhiêu bài viết, viết về đặc sản Quảng Bình trong đó có cháo canh. Điều mà đa số khách du lịch đến Quảng Bình đều thưởng thức và ấn tượng.

Tùy theo từng vùng miền mà bánh canh có hương vị và bản sắc riêng. Nếu như ở miền Nam, món bánh canh Bến Có của tỉnh Trà Vinh từng làm xao lòng biết bao thực khách, thì ở miền Trung, bánh canh Quảng Bình luôn khiến những ai đã từng thưởng thức dù chỉ một lần đều nhớ mãi không quên...

Bánh canh Quảng Bình được làm từ bột gạo thơm, dẻo hạt và trắng tinh. Gạo được đem xay nhào thành bột, lọc qua túi vải rồi treo lên cho khô để qua một đêm cho hết nước, sau đó mới cho cán mỏng rồi xắt thành từng sợi như mì sợi. Một điểm độc đáo là dù không dùng phụ gia nhưng sợi bánh vẫn dai và giòn, có độ ngọt của gạo thơm. Điều này đòi hỏi phải có kinh nghiệm lâu năm của người ngâm bột gạo.

Thông thường, nguyên liệu kèm theo của món bánh canh là sườn heo và tôm tươi, cũng có thể là cá. Sau khi ướp gia vị, người ta trụng sườn qua nước sôi rồi xào với tôm và hành phi, cho chín tới. Cá thì là cá quả, loại cá to vừa phải, mình có màu xanh đen, có như vậy thịt mới săn chắc và thơm. Tôm là loại sống ở đầm, cho thịt đậm đà, đặc biệt là không tanh.

Độ ngon của bánh canh quyết định bởi nước dùng. Thông thường nước dùng của món bánh canh được hầm từ xương heo, nhưng nước dùng làm bánh canh Quảng Bình còn tổng hợp từ xương, tôm, cá.

Khi mở nắp nồi bánh canh lên, mùi nước dùng tỏa ra thơm ngào ngạt. Thêm một chén nước mắm ớt pha chế đơn giản sẽ làm cho hương vị món ăn thêm tuyệt vời hơn.

 

Cháo lươn

 

8000011

 

 

8000020

 

 

Cháo lươn  là món ăn ngon, lạ miệng. Khác với cháo lươn của Nghệ An và cháo lươn miền Bắc, cháo lươn Quảng Bình khá cay và có mùi vị rất đặc trưng của ớt, đến du lịch Quảng Bình thì nên đừng quên món này nhé

 

Ớt xanh và món cá kho

 

92000010

 

91000015

 

 

93000009

 

94000021

 

 

 

96000014

 

Quê tôi quanh vườn ớt rất nhiều…đến  khi ra quả nhìn thích lắm thon dài vốn chẳng phải là hàng hiếm, hàng độc gì ở xứ cát trắng thích hợp cho loại ớt này nhưng tôi thấy lạ là hình như chỉ ở quê tôi ngon đúng là ớt. Loại ớt này khá cay, vị thơm, vỏ giòn, ít hạt, người nghiện ăn ớt thì nhai rồm rộp cay cay thích thú.Món cá kho được tập trung thêm ớt xanh vào khi ăn cơm ngon lắm… Ngoài các món mặn thì trong bữa ăn của gia đình…mâm cơm thiếu ớt thì nhạt vô cùng, cho nên trong mâm cơm ở quê tôi…bát nước mắm cũng trộn đầy ớt tươi xanh nhìn đẹp mắt hấp dẫn

 

Khoai Gieo

9000019

 

9000018

9000004

Từ khoai có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau từ bình dân đến sang trọng như khoai nướng, khoai chiên, khoai luộc, khoai nấu canh, khoai nấu chè, khoai làm bánh, làm mứt. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất vẫn là món khoai deo, chế biến thật giản đơn và nhiều ý nghĩa.
Người ta thu hoạch khoai về, để một thời gian cho củ khoai tan bớt bột, rồi đem khoai đi luộc. Khoai luộc bóc vỏ, thái thành lát mỏng, đem phơi.
Chế biến khoai deo phải những ngày nắng to, khoai mới nhanh khô và dẻo hơn. Những lát khoai đạt thành phẩm, phải là những lát khoai khô, dẻo có màu đỏ vàng, trong và có vị ngọt.

 

Người ở phương xa về, lúc ra đi, không ai mà không mang theo thứ khoai deo làm quà, hương vị rất riêng của Quảng Bình.
Những ngày mưa xa xứ, nằm nhâm nhi từng lát khoai deo, tận hưởng vị ngọt thấm dần vào nơi đầu lưỡi, nghe mưa rào rào bên ngoài, lại nao nao nỗi nhớ quê hương.

 

 

Tour hàng ngày

1.150.000 VND
Bay 1 mình hoặc có HLV
690.000VND
ghép đoàn
500.000VND
ghép đoàn
400.000 VND
ghép đoàn

Tour nổi bật

TOUR LẶN BIỂN NHA TRANG
650.000VND
ghép đoàn
TOUR ROBINSON BẰNG TÀU GỖ
230.000VND
ghép đoàn

Online support

Tư vấn Du lịch tour - Hotel
................................................
Facebook:
................................................
Thông tin làm việc Công ty:
7h30 – 11h30 & 14h00 – 17h30
................................................
HOTLINE
02583 521 000
0905 199 831 - 0903 564 090
................................................
Hãy gửi mail cho chúng tôi