Recommend Print

Cẩm nang du lịch Phú Quốc: P1 Giới thiệu

CẨM NANG DU LỊCH PHÚ QUỐC NĂM 2015

 

Thay mặt BQT cũng như Công ty Du lịch Nha Trang Holiday cảm ơn chân thành đến Qúy khách hàng đã nhiều lần ủng hộ và sử dụng các dịch vụ trong thời gian qua.

Để đáp ứng tấm chân thành quý khách hàng, Công ty đã nhiều lần khảo sát và ghi chép đầy đủ những kinh nghiệm du lịch trên hòn đảo Phú Quốc này. Với Cẩm nang Du lịch được chia ra nhiều phần cụ thể để gửi đến quý khách dễ tìm hiều các thông tin cũng như kinh nghiệm cần quan tâm

Sơ lược đến Phú Quốc – và các điểm Danh lam thắng cảnh

Thông tin Tour ghép – Tour hàng ngày

Thông tin các Phương tiện đi lại – Mua sắm

Vui chơi giải trí – Quán ăn nhà hàng

 

Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt , cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc . Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.

 

Vị trí địa lý

Địa hình Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

Các đơn vị hành chính trực thuộc

Phú Quốc được chia thành 8 xã, 2 thị trấn là:
1. Thị trấn Dương Đông 
2. Thị trấn An Thới 
3. Xã Dương Tơ 
4. Xã Cửa Cạn 
5. Xã Gành Dầu 
6. Xã Cửa Dương 
7. Xã Bãi Thơm 
8. Xã Hòn Thơm 
9. Xã Hàm Ninh 
10. Xã Thổ Châu 

Mã số điện thoại để gọi tới Phú Quốc: 077 (trong nước) hoặc +8477 (từ nước ngoài)

Lịch sử

• Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681. 
• 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. 
• Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). 
• Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu
• Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. 
• Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh. 
• Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan. 
• Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên. 
• Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu). 
• Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

 

Dân cư: 

Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km².

Các khu dân cư chính: 
• Thị trấn Dương Đông 
• Thị trấn An Thới 
• Xóm Hàm Ninh 
• Xóm Cửa Cạn 
• Hòn Thơm

Văn hóa, tôn giáo

Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.
Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông.
Phú Quốc này trước đây có một số nhà nguyện, nhà thờ: Khoảng năm 1930, một số giáo dân miền bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người là cha Albe1za và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện,lễ lạc. Việc trồng cao su thất bại nên một số lớn dân chúng vào đất liền chỉ còn lại ít dân nhà nguyện dần dần bị bỏ hoang.
Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở thị trấn Dương Đông. Sau năm 1975, người ta bỏ đi, nhà thờ này lại bỏ trống, hiện nay được Nhà Nước quản lý. Khoảng thời gian gần đây, số giáo dân ở Dương Đông ngày càng nhiều và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, thế là mọi người tụ tập tại một nhà người dân có vườn rộng để cùng dâng lễ; cha xứ và hai cha phó thay phiên nhau đến đây hằng tuần, đáp ứng nhu cầu tâm linh.

Nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957, khi đó có 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An vào đảo sinh sống. Cùng ra đảo với bà con có cha Giuse Trần Đình Lữ; từ đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Đức Cha giáo phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Hiện nay, cha Gioan Trần Văn Trông là chính xứ với hai cha phó trẻ giúp mục vụ là cha Hải Đăng và cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Cảnh. Với số giáo dân là 2.000 người.

Khí hậu - Thủy văn

Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. (Cả năm trung bình là 3000 mm). Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.

 

Kinh tế Tài nguyên - khoáng sản

Đặc sản

• Nước mắm Phú Quốc 
• Còi biên mai 
• Chó Phú Quốc 
• Tiêu Phú Quốc 
• Cá khô Thiều 
• Rượu Sim 
• Nấm Tràm 
• Rượu Mỏ quạ 
• Rượu Hải mã 
• Hải Sản 
• Ngọc trai biển 
• Cá bốp 
• Điều Phú Quốc 
• Cá Trích 
• Nhum biển

 

Danh lam - Thắng cảnh - Du lịch

Phú Quốc được xác định là một khu du lịch quốc gia Việt . Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp và chúng tôi sơ lược một số điểm chính và những thông tin trích gọn
• Vườn quốc gia Phú Quốc 
• Khu đề xuất bảo tồn biển Phú Quốc 
   - Dinh Cậu 
• An Thới 
   - Bãi Kem 
   - Nhà Lao Cây Dừa 
   - Mũi Ông Đội 
   - Bãi Đầm 
   - Bãi Sao 
   - Bãi Xếp Lớn 
   - Bãi Xếp Nhỏ 
   - Núi Cô Chín 
   - Đài Radar 
   - Bãi Đất Đỏ 
• Quần đảo An Thới 
   - Hòn Thơm 
   - Hòn Dừa 
   - Hòn Rỏi 
   - Hòn Đụn 
   - Hòn Mây Rút 
   - Hòn Chân Qui 
   - Hòn Dăm 
• Dương Đông 
   - Suối Đá Bàn 
   - Dinh Cậu 
• Bãi Trường 
• Rạch Tràm 
• Rạch Vẹm 
• Bắc Đảo 
   - Bãi Thơm 
   - Gành Dầu 
• Làng chài Hàm Ninh 
   - Bãi Vòng 
   - Suối Tranh

Các điểm tham quan được du khách quan tâm

1. Giếng Tiên Phú Quốc

000001

 

Tương truyền rằng, khi chúa Nguyễn (tức Nguyễn Ánh – Gia Long) trong một lần trốn chạy quân Tây Sơn đã chạy đến Phú Quốc. Đến được nơi này thì nước ngọt đã hết, lương thực cũng cạn kiệt, lòng quân dao dộng. Trong lúc rối bời, Nguyễn Ánh đã cắm mũi kiếm xuống đá, ngửa mặt lên trời thốt lên rằng: Nếu trời cho làm vua thì hãy ban cho nước ngọt và lương thực.

Dứt lời, chỗ mũi kiếm cắm xuống, đá nứt ra, theo kẽ hở, nước ngọt từ dưới lòng đất tuôn ra. Kế đó, cá ở đâu từ biển nổi lên trên mặt nước vô số kể, giúp quân có lương thực để chống đói. Loại cá này sau đó được gọi là cá cơm và dòng nước trong khe đá nứt đó nay vẫn còn tuôn chảy cung cấp nước ngọt cho người dân trên đảo, được người dân nơi đây gọi là Giếng Ngự , Giếng Tiên hay Giếng Gia Long

Note: Tuy chỉ là một mạch nước nhỏ như thế, nhưng dù cho có lấy đi bao nhiêu nước, thì cái Giếng trên không bao giờ cạn. Thậm chí, khi thủy triều lên, tràn gần tới mé nước, thì nước trong hồ cũng không hề có vị mặn.

 

2. Đền Thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc

000002

 

tham quan Đền thờ Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại số 8 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100 m. Đây là ngôi đền lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực trên địa bàn tỉnh. Thứ hai phải kể đến là ngôi đền nằm trên mũi Gành Dầu ở đảo Phú Quốc.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực được dựng ở nhiều nơi như Long An, Rạch Giá, Phú Quốc… nhưng ngôi đền ở Rạch Giá được xem là lớn nhất. Ngôi đền nằm đối diện với dòng sông êm đềm, ngay sát cửa biển, rợp mát bởi bóng cây bồ đề xanh tốt.

Qua khỏi cổng là bức tượng Nguyễn Trung Trực đúc bằng đồng. Trước đây, tượng thờ này đặt trước khu chợ nhà lồng Rạch Giá (cũ), nay được sơn lại màu nâu đỏ, và di dời vào đây. Bức tượng rất oai nghiêm, sống động với khí thế trung nghĩa, bất khuất, như câu nói của ông trước lúc hy sinh: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Trong khuôn viên bao bọc đình, ngoài bức tượng còn có ngôi mộ của ông được xây vào năm 1986.

Đến thăm ngôi đền này, bạn cũng sẽ được nghe thuyết minh về lịch sử ngôi đền, về cuộc đời anh hùng Nguyễn Trung Trực một cách tỉ mỉ, sinh động và hấp dẫn. Đến thăm đền Ông ở Rạch Giá, cảm nhận đầu tiên của bạn là sự thanh bình đến lạ kỳ.

Ngoài địa điểm để khách thập phương đến viếng, tưởng niệm, đền còn là nơi để người dân làm công đức. Ở đây nơi có phòng mạch thuốc nam miễn phí cho mọi người. Hàng ngày đền nhộn nhịp người ra vào để chữa bệnh, bốc thuốc, làm công đức.

Hàng năm, vào ngày 27, 28, 29 tháng 8 âm lịch, tại đền thờ có tổ chức lễ hội trọng thể kỷ niệm ngày hy sinh của ông. Mọi người tấp nập quây quần về đền để làm những món chay như tàu hủ, tương, chao… để đón tiếp khách thập phương. Trong những ngày diễn ra lễ giỗ, thành phố Rạch Giá còn tổ chức nhiều hoạt động phong phú như hội chợ thương mại, giao lưu văn nghệ quần chúng của ba dân tộc Kinh - Hoa – Khơme, các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, thi nấu ăn, thi múa lân, cộ hoa, thả hoa đăng trên dòng sông Kiên.

Vào ngày hội đền, người ta tổ chức nghi lễ cúng tế và diễn lại trận đánh chìm tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo. Ngoài ra, còn tổ chức các sinh hoạt văn hoá truyền thống như đua thuyền, đánh cờ..

 

3. Dinh Cậu Phú Quốc

000003

 

Dinh Cậu còn có tên gọi là Miếu thờ Long Vương. Miếu thờ này được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, kỳ thú được tạo nên từ ghềnh đá và biển, liên quan với đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ từ khi mở đất người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rễ ở vùng đảo xa này. Dinh Cậu liên quan mật thiết với tục thờ Bà Cậu, tức tục thờ Bà Thủy và Cậu Tai, con trai út cưng của bà. Nếu ở miền Quảng Nam- Đà Nẵng có tục thờ “Cậu Tài”( tài vật, tài sản…), thì trong tiến trình “Nam tiến” khai hoang người ta gọi chệch đi là “Cậu Tai”(tai hoạ, tai nạn…), một đối tượng khách quan mà mình chưa nhận thức hết, chưa chinh phục được.

Từ chữ “Tài” đến chữ “Tai”, cho thấy bước phát triển mới về chủ nghĩa duy vật mộc mạc trong tư duy của nhân dân lao động khai hoang xưa.

Thiên nhiên đã tạo nên những múi đá kỳ lạ để người dân nơi đây dựng lên Dinh Cậu, hương khói quanh năm.

Mũi đá Dinh Cậu cuốn hút du khách không chỉ bởi vẻ kỳ thú do thiên nhiên ban tặng, mà còn vì sự huyền bí, linh thiêng qua những truyền thuyết xa xưa.

Chuyện kể rằng người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới, nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Đột nhiên một mõm đá dần dần nổi lên nơi cửa biển, người dân cho rằng đây là điềm tốt nên đến đây thờ cúng và quả nhiên chuyến đi gặp được sóng êm biển lặng. Tin lành đồn xa, dần dần hình thành nên tục thờ cúng tại mỏm đá này và đặt tên là DINH CẬU.

Dinh Cậu ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, nằm cách thị trấn Dương Đông 200m về phía tây. Từ bãi cát trắng xóa leo lên 29 bậc đá là đến miếu thờ. Uy nghi trên nóc dinh là hình ảnh “lưỡng long tranh châu”. Bên trong chánh điện thờ Chúa Ngọc nương nương và tượng thờ hai “Cậu” – những cao nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo. Đứng trên Miếu Dinh Cậu đưa mắt xa nhìn bao quát được cả chợ Dương Đông. Trên đường lên Dinh ta gặp Miếu Thổ Thần nhỏ và một hàng rào bằng bê tông rất vững chãi bao quanh Dinh. Sân được láng bằng xi măng có đặt bàn thờ Ông Thiên. Bên hành lang di tích là hàng cột đúc bằng xi măng với những câu liễn đắp nổi bằng chữ Hán như: “Tọa đại thạch đầu quy danh hiển” (Dinh Cậu nổi tiếng tọa lạc ở đầu của mõm đá giống con rùa). “Vạn cổ anh linh thông tứ hải” (Từ xưa anh linh của Dinh Cậu đã vang khắp bốn biển). “Chấn phong bình lượng bảo lương dân” (Dinh Cậu như tấm bình phong bảo vệ dân lành). “Phong điếu vũ thuận dân an lạc” (Nhờ ơn cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc). Cửa chính được làm bằng gỗ trên vòm cửa có ghi ba chữ Thạch Sơn Điện. Ngày xây dựng 14/7/1937 ngày trùng tu 14/7/1997.

Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp lễ tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16-10 âm lịch, nhân dân mở hội lớn, có rất đông người tham dự.

Nằm ở cửa Sông Dương Đông, Dinh Cậu được ví như biểu tượng của Phú Quốc nơi biển, cát, nắng và đá hoà trộn với nhau thành một khung cảnh hữu tình. Nơi đây không chỉ là một cảnh vật đẹp, có hình thù kỳ thú mà còn là nơi đất thánh linh thiêng, cổ kính. Những bậc thang lãng mạn đưa bạn lên đỉnh để cảm nhận được làn gió biển dịu dàng, ngắm nhìn mặt trời lặn qua các tảng đá bị ăn mòn và thưởng thức cảnh thanh bình của dòng sông Dương Đông.

Tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, Dinh Cậu luôn sừng sững, hiên ngang trước sóng to gió lớn nhưng lại trở nên huyền diệu, lung linh. Phía trước Dinh Cậu là cửa Dương Đông, nơi có ghềnh đá dài với những mỏm đá nổi lô nhô. Khi những đợt gió mùa thổi về, hàng ngàn ngọn sóng trắng xoá đổ vào cửa sông dào dạt. Liền kề Dinh Cậu là bãi Dương Đông với bờ biển cát vàng, nước xanh, rực nắng (còn gọi là bãi tắm Dinh Cậu).

Dinh Cậu hiện là điểm đến của khách du lịch với hàng trăm ngàn lượt người mỗi năm. Lên Dinh lắng nghe tiếng sóng rì rào mang đậm vị mặn mà của biển và trải lòng với thiên nhiên là điều thú vị rất riêng mà chỉ nơi này mới có.

 

4. Làng Chài Hàm Ninh - Phú Quốc

000004

 

Khám Phá Làng Chài Hàm Ninh, một ngôi làng nằm nép mình dưới chân núi Hàm Ninh, thuộc địa bàn xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hàm Ninh là ngôi làng cổ, hoang sơ với những mái nhà tranh, vách tre giản dị. Người dân trong làng sống bằng nghề bắt ngọc trai, hải sâm, và giăng lưới. Hàm Ninh ngày nay còn được biết đến với cầu cảng Bãi Vòng, những bãi biển xinh đẹp và nhiều thứ hải sản độc đáo.

Không ai biết ngôi làng này có tự bao giờ, chỉ biết rằng, khi đảo Phú Quốc còn hoang vắng, một số cư dân từ xa đến đây khai thác hải sản, rồi lập làng sinh sống. Khi cửa biển Dương Ðông vang tiếng sóng thì Hàm Ninh là bến đậu ghe yên tĩnh và an toàn. Các ghe buồm, ghe bầu từ đất liền đến cập bến ở đây để lên hàng hoá rồi chở hải sản đi. Thời Minh Mạng, Hàm Ninh là thôn thuộc tổng Phú Quốc, huyện Hà Châu, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Trải qua thời Thiệu Trị, Tự Đức, đến đầu thời Pháp thuộc, Hàm Ninh thuộc hạt Kiên Giang, rồi Rạch Giá, rồi Hà Tiên. Từ ngày 25-05-1874, Hàm Ninh thuộc hạt Phú Quốc. Từ ngày 16-06-1875, Hàm Ninh thuộc hạt Hà Tiên. Từ ngày 05-01-1876, gọi là làng thuộc hạt Hà Tiên. Từ ngày 20-08-1888, đổi thuộc hạt Châu Đốc. Từ ngày 27-12-1892, lại thuộc hạt Hà Tiên.

Từ ngày 01-01-1900, làng Hàm Ninh thuộc tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 09-12-1913, đổi thuộc tỉnh Châu Đốc. Từ ngày 19-07-1921, làng Hàm Ninh thuộc quận Phú Quốc, tỉnh Hà Tiên. Sau năm 1956, Hàm Ninh là xã thuộc quận Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Sau 30-04-1975, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Ngày 17-02-1979, tách hai ấp Bãi Thơm, Hòn Một nhập vào xã Cửa Cạn; tách ấp Rạch Hàm nhập vào xã Dương Tơ; xã Hàm Bình đổi tên thành xã Bãi Bổn. Sau đó lấy lại tên Hàm Ninh. Ngày 24-04-1993, tách một phần đất xã Hàm Ninh hợp với một phần đất tách ra từ xã Cửa Cạn để lập xã mới Bãi Thơm.

Làng chài Hàm Ninh nằm trên bờ biển phía Ðông đảo, sau lưng là núi rừng, trước mặt là biển cả mênh mông. Biển Hàm Ninh ra xa vài trăm thước mà vẫn còn cạn. Khi nước ròng, bãi cát mênh mông chạy tít ra xa, lúc nước lên, tràn ngập bãi, vào tận mé rừng. Ðứng trên bãi Hàm Ninh, nhìn ra xa có thể thấy quần đảo Hải Tặc; chệch về Ðông Nam, hòn Nghệ mờ mờ trên làn nước biếc; phía Nam là mũi Ông Ðội - mũi đất cuối cùng của đảo.

Thăm Hàm Ninh vào sáng sớm hay vào những đêm trăng thì mới thưởng ngoạn hết vẻ đẹp của vùng biển này. Tại đây du khách sẽ được thưởng thức cảnh nhật nguyệt trôi bồng bềnh trên mặt biển. Ðến đây mà chưa thưởng thức ghẹ luộc thì coi như chưa trọn vẹn. Ghẹ là đặc sản vùng.

Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông. Với rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn.

 

5. Làng nghề nước mắm Phú Quốc

000006

 

Có một thứ gia vị rất thường, rất dân dã nhưng lại gắn bó, thân thuộc đến không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, trong thú ẩm thực của người Việt Nam. Nó là vị quê hương - nỗi nhớ của người xa xứ - thứ gia vị ấy chính là nước mắm. Và khi nói về nước mắm, câu nói cửa miệng của người ta bao giờ cũng là nước mắm Phú Quốc, loại nước mắm nổi tiếng trên cả nước và thế giới.

Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhờ độ đạm cao (36o - 40o) mang vị dìu dịu, ngọt ngào quyến luyến và thơm lừng mùi cá cơm sóc tiêu đặc sản, chỉ riêng Phú Quốc mới có. Nước mắm ở đây càng để lâu càng ngon.

Hiện tại, Phú Quốc có khoảng 100 cơ sở sản xuất nước mắm, ước tính sản lượng trên 10 triệu lít/năm. Dương Ðông và An Thới là hai nơi sản xuất nước mắm nhiều nhất đảo. Có những gia đình làm nghề nước mắm cha truyền con nối và giữ vững tiếng tăm từ đời này sang đời khác. Ở đây những cơ sở sản xuất nước mắm người ta không gọi là lò hay vựa mà gọi là nhà thùng.

Nước mắm cốt nguyên chất màu nâu sậm trong vắt và sánh đặc, loại này vào những khi trời lạnh dân đánh cá hay thợ lặn trước khi xuống biển uống một chén là đủ ấm tới chiều, uống nhiều quá cũng say. Ðược các chủ nhà thùng dùng đãi khách đặc biệt.

 

6. Nhà tù Phú Quốc

0000011

 

Nhà tù Phú Quốc  được biết đến với cái tên khác là “Nhà Lao Cây Dừa” nằm tại thị trấn  An Thới, huyện Phú Quốc. Tại đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã giam cầm hàng trăm tù nhân với những hình thức tra tấn dã man, đầy man rợ.

Đến với nhà tù Phú Quốc bạn sẽ tận mắt thấy, tai nghe những gì đã diễn ra tại đây đối với các chiến sĩ của chúng ta. Càng thấy được lòng dũng cảm của các đồng chí trước sự hành hạ về thể xác cả tinh thần họ vẫn kiên cường bất khuất hiên ngang trước kẻ thù.

Hình ảnh tra tấn dùng đinh đóng vào da thịt, cảnh tù nhân bị nhốt vào chuồng cọp đầy kẽm gai giữa trời nắng, không một giọt nước.

Tham quan khu di tích nhà tù tận mắt chứng kiến những hiện vật để lại tại đây bạn sẽ thấy rõ hơn lòng yêu nước của đồng bào ta. Hãy đến với khu di tích Nhà tù Phú Quốc để hiểu hơn về lịch sử của dân tộc Việt Nam, 1 dân tộc anh hùng.

Khu di tích ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào văn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai.

Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách. Có những tù nhân cũ trở về thăm lại nhà ngục xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước, khi đến Phú Quốc du lịch, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, cũng không quên ghé thăm di tích này. Khách nước ngoài đến thăm di tích mỗi lúc một đông hơn. Còn học sinh trên đảo thường đến đây để học những trang sử sống động về Phú Quốc và lịch sử đấu tranh của dân tộc.

 

7. Suối Đá Thạch Bàn Phú Quốc

000007

 

Suối Đá Bàn thuộc xã Cửa Dương, huyệnPhú Quốc, tỉnh Kiên Giang là một địa điểm không thể bỏ qua khi đến thăm đảo ngọc. Suối bắt nguồn từ núi Hàm Ninh - dãy núi dài nhất và cao nhất trong số 99 ngọn núi trải dài từ Bắc chí Nam của đảo Phú Quốc

Đây cũng là nguồn chính cung cấp nước ngọt cho hồ Dương Đông, với chu vi hơn 3,5 km, độ sâu có chỗ lên tới 20 m, trữ lượng nước vào khoảng 5,5 triệu m3, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thị trấn Dương Đông.

Từ thị trấn Dương Đông ngược lên hướng Bắc đảo, rồi men theo con đường đất đỏ đi sâu vào núi Hàm Ninh khoảng 10 km, gửi xe máy ở một quán ăn bên đường, khách len lỏi qua những vạt rừng nguyên sinh để lên suối. Từ cổng khu du lịch, khách tiếp tục đi bộ qua cây cầu dây văng chơ vơ tiến vào rừng khoảng 15 phút là tới. Trên đường lên suối, du khách tha hồ ngắm hàng chục loại lan rừng, dương xỉ bám trên các nhánh cây. Thi thoảng lại trông thấy đại mộc dên dên, cầy, dẻ... cao chót vót, dễ đến 30 m. Đặc biệt ở đây còn có cây hoa sữa, dân địa phương quen gọi là cây mùa cua, người lớn vòng tay ôm cũng chưa quá nửa thân cây. Đến lúc nghe tiếng thác ầm ào, khách cố đi thêm ít phút đã thấy con suối trong vắt hiện ra trước mắt. Phía hạ nguồn dòng suối có vẻ hiền hoà, nước chảy tràn qua những khối đá, bề ngang khoảng chục mét, trẻ em không biết bơi cũng có thể băng qua dễ dàng.

Nếu như suối Tranh hiền hoà và thơ mộng thì suối Đá Bàn có phần mãnh liệt hơn. Nó có một chút ầm ào, hùng vĩ của những con thác ở Tây Nguyên, có một chút lãng mạn, xinh xắn của các con suối vùng Tây Bắc. Con suối trong veo, cuộn trào, tung bọt trắng xoá. Ở giữa và hai bên bờ suối có rất nhiều tảng đá to và phẳng tựa như những chiếc bàn tròn ngộ nghĩnh, có lẽ vì vậy mà có tên gọi là Đá Bàn. Tương truyền, những tảng đá này là nơi các tiên nữ thường ngồi tắm mát mỗi lần hạ giới. Đá tầng tầng lớp lớp đổ dài uốn quanh về phía thượng nguồn. Đến đây vào mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 9, là lúc dòng suối hùng vĩ nhất. Khách từ phương xa tìm đến cầm lòng không đặng trước vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của rừng, của suối. Đi qua mấy chỗ chỉ có cây rừng, thác nước, nhiều người đã không ngần ngại lần cởi xiêm y, mắc lên nhánh cây rừng cho khỏi ướt rồi nhảy ùm xuống dòng suối mát lạnh.

Trèo lên những tảng đá đi sâu vào thượng nguồn, du khách sẽ được thưởng thức những giai điệu trầm bổng của thiên nhiên. Dưới dòng suối, từng đàn cá bơi lội tung tăng. Đứng bên dòng suối róc rách, cây cối xanh tốt mát rượi, du khách chợt cảm thấy lòng mình thanh thản nhẹ nhàng. Rải rác, từng nhóm người ngồi trên những mỏm đá nghỉ ngơi hay tắm mát trong những cái ụ thiên nhiên trong vắt. Ven suối là những loại sâm, lan rừng tuyệt đẹp. Đến đây, du khách có thể bơi lội, cắm trại, vui chơi, hội hè giữa thiên nhiên và cây cỏ. Lên đến tận thượng nguồn suối Đá Bàn, chúng ta sẽ gặp một con đường mòn thời kháng chiến mà người địa phương thường gọi là đường Chính Phủ. Trên những gốc cây rừng cổ thụ còn lưu lại những dòng chữ, họ, tên, quê quán của bộ đội khắc vào thân cây trên đường hành quân vào chiến trường.

Tuy nhiên, hiện nay do sự quản lý còn quá lỏng lẻo và ý thức kém nên cảnh đẹp đang bị làm xấu dần. Mặc cho biển cấm mang thức ăn, đốt lửa treo ở ngoài cổng, nhưng du khách thập phương vẫn đến đây ăn uống, cắm trại và vô tư… xả rác. Hơn thế nữa, hiện tượng "tắm tiên" đang ngày càng biến tướng tại khu vực này. Người dân địa phương cho biết, nhiều "tiên nữ" chủ yếu là phục vụ nhà hàng, quán nước ở Dương Đông, thường đến suối Đà Bàn để tắm tiên cho du khách xem, hoặc tắm cùng du khách, để nhận tiền boa. Thậm chí, nếu khách có nhu cầu, một vài "tiên nữ" sẵn sàng phục vụ ngay tại suối. Những vấn đề này nếu không giải quyết sớm sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên và văn hoá của suối Đá Bàn. Cảnh đẹp thiên nhiên chỉ có thể đẹp mãi nếu con người biết trân trọng và gìn giữ để nó mãi mãi là vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết.

 

8. Bảo Tàng Cội Nguồn Phú Quốc

000008

 

Bảo tàng Cội Nguồn – Phú Quốc là một bảo tàng tư nhân hoạt động theo Luật Di sản Văn hóa, quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân do Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành, chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Cục Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang

Bảo tàng Cội Nguồn – Phú Quốc có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về các mặt hoạt động của bảo tàng. Tổ chức thực hiện các kế hoạch, dự án, đề án được cung cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tổng diện tích hoạt động trên 1,5 ha gồm các hạng mục: nhà trưng bày chính về cổ vật (1 trệt, 4 lầu) 1.152m2; nhà trưng bày mỹ nghệ gỗ lũa: 204m2; nhà trưng bày tranh nghệ thuật, mỹ thuật về các loại ốc biển, tranh dân gian, ảnh thời sự về đất nước con người, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Phú Quốc qua các thời kỳ: 316m2; khu quà lưu niệm, trưng bày sản phẩm ngọc trai: 450m2; nhà sàn truyền thống vùng nông thôn Phú Quốc: 146m2; nhà tổ đường họ tộc, tín ngưỡng dân gian: 99m2; kho lưu trữ: 224m2; khu bảo tồn chó xoáy, đại bàng, cây xanh, đường đi vào các khu, hồ nước, thác, suối tự tạo. . .

Sưu tập hiện vật:

Với 2.645 cổ vật (gốm, đá, sứ, đồng, gỗ hóa thạch) đã được trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam thẩm định có niên đại từ thế kỷ XV trước Công Nguyên đến đầu thế kỷ XX (biên bản thẩm định kèm theo), 540 hiện vật (bàn ghế và tác phẩm nghệ thuật chế tác từ gỗ lũa; dụng cụ ngành nghề truyền thống địa phương: làm nước mắm, trồng tiêu, khai thác và đánh bắt hải sản; đồ dùng sinh hoạt gia đình nông thôn qua các thời kỳ; xương cá ông, bò biển, heo rừng, nai, nanh heo rừng; máy hát đầu đĩa thế kỷ XX), 300 thư mục tài liệu về Phú Quốc, trên 100 tác phẩm tranh nghệ thuật dân gian, trừu tượng, hiện đại. Các bộ sưu tập đã được sưu tập trong nhân gian và trưng bày, giới thiệu đến công chúng trong và ngoài nước hơn 10 năm qua tại phòng trưng bày của cơ sở Cội Nguồn.

Bộ sưu tập gốm, đá, sứ, đồng, gỗ hóa thạch với 2.645 hiện vật tuyển chọn từ 9 bộ sưu tập cá nhân đặt tại phòng trưng bày chính giới thiệu những cổ vật thuộc thế kỷ XV trước Công Nguyên, rồi các thời đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn…mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam qua các thời đại.

Bộ sưu tập rìu đá sưu tầm tại các vùng đất xã Cửa Cạn huyện Phú Quốc, mang đậm dấu ấn văn hóa người Việt thời đồ đá thuộc thế kỷ XV trước Công Nguyên với 50 hiện vật các loại.

Bộ sưu tập biển, rừng Phú Quốc với 20 hiện vật từ xương bò biển, cá voi, nanh heo rừng và 90 loại ốc, sò, 10 loại san hô, 20 mãng đá, rêu hóa thạch, giới thiệu các chế tác từ biển nói nên sự phong phú của vung đất biển đảo Tây Nam của Tổ Quốc.

Bộ sưu tập lũa gỗ trai, gốc mai núi, tre, ráng, ổi núi với 64 bộ ghế, 30 tác phẩm nghệ thuật được trưng bày, do cơ sở sưu tầm và chế tác gần 10 năm qua, minh họa các tác phẩm nghệ thuật điểm tô nét nghệ thuật dân gian của người dân Phú Quốc.

Bộ sưu tập các ngành nghề truyền thống của địa phương với hơn 100 hiện vật: nhà sàn truyền thống vùng nông thôn, các vật dụng sinh hoạt gia đình, thùng chườm cá cơm, dụng cụ sản xuất nước mắm, khai thác chế biến, đánh bắt hải sản, dụng cụ trồng tiêu, … đã giới thiệu khái quát văn hóa và lịch sử vùng đất biển đảo Tây Nam Bộ qua nhiều giai đoạn lịch sử xây dựng huyện đảo Phú Quốc.

Bộ sưu tập về đất nước và con người Phú Quốc qua các thời kỳ, với 300 thư mục, tài liệu tiếng Anh, Việt, Pháp là cơ sở dữ liệu để tìm hiểu, nghiên cứu khái quát về lịch sử Phú Quốc suốt quá trình gìn giữ, xây dựng và bảo vệ của người dân huyện đảo.

Bộ sưu tập ngoài trời giống chó xoáy đặc chủng của Phú Quốc, chim ó biển, đại bàng biển: với trên 100 chó xoáy, gồm 4 loại chó đặc chủng  được nuôi dưỡng nhằm duy trì và phát triển nòi giống, thương hiệu chó Phú Quốc; 25 chim ó, đại bàng biển đặc trưng của vùng biển Phú Quốc được thuần chủng và nhân giống.

9. Vinpearl Phú Quốc

0009

 

Chương trình khám phá Thế Giới Giải Trí VINPEARLAND PHÚ QUỐC nơi được ví như một "Disneyland" với hàng trăm trò chơi trong nhà và ngoài trời dành cho mọi lứa tuổi như:

 

- Chơi các trò chơi cảm giác mạnh.
- Tàu lượn siêu tốc
- Đĩa quay siêu tốc
- Đu quay vòng xoay
- Đu quay dây văng
- Cối xay gió
- Đĩa bay
- Đu quay lật cảm giác mạnh

 

* Công viên nước (Đường trượt xoắn ốc, đường trượt lốc xoáy, đường trượt siêu lòng chảo, đường trượt nhiều làn, bể tạo sóng, dòng sông lười, bãi tắm trẻ em…). Sẽ là điểm đến hấp dẫn cho cả gia đình với bãi tắm và một loạt các trò chơi nước thú vị va vui nhộn. Giữa không gian bao la của nước, bạn sẽ đốt cháy tất cả năng lượng với veô vàn trò chơi hấp dẫn và trải nghiệm cảm giác khoan khoái tột độ.

 

* Thủy cung Vinpearl. Khám phá thế giới bí ẩn của đại dương và hòa mình vào thế giới của những sinh vật tự nhiên độc đáo như cá mập, chim cánh cụt Gentoo lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam hay chim vào không gian huyền thoại với màn biểu diễn của những nàng tiên cá xinh đẹp. Chương trình cho cá ăn vô cùng thú vị, đậm tính giáo dục nhưng cũng rất vui vẻ, hãy đến và chiêm ngưỡng vũ điệu của những loại cá.

 

* Chương trình nàng tiên cá. Hãy khám phá bí ẩn của thế giới nước dưới lòng đại dương và tận hưởng những khoảnh khắc thú vị cùng những “Nàng tiên cá” của thế giới cổ tích

 

* Hoạt náo, lễ hội đường phố. Sẽ mang lại cho bạn màn trình diễn thú vị của các nhạc công đường phố, nghệ sĩ múa hay chương trình ảo thuật độc đáo

 

* Rạp chiếu phim 5D. Rạp chiều phim 5D được trang bị tạo mùi hương và hiệu ứng như nước, khói, gió, côn trùng…cùng hệ thống ghế hiện đại chuyển động nhiều chiều khác nhau sẽ mang đến cảm giác sống trong những thước phim và không cần phải đi đâu xa

 

* Thế giới game. Bao gồm nhiều trò chơi thú vị như đua xe, bắn súng và nhảy theo nhạc, vườn cổ tích, phòng karaoke…

 

* Biểu diễn nhạc nước. Sự kết hợp hoàn mỹ của sắc màu anh sáng, chuyển động của nước, âm nhạc lôi cuốn và những hiệu ứng kỳ ảo sẽ mang đến cho du khách những giây phút thật sự khó quên

 

* Phố mua sắm và ẩm thực đường phố. Mua sắm thỏa sức với hàng loạt các cửa hàng đồ trang sức độc quyền, các sản phẩm thời trang như đồ tắm, trang phục truyền thống, phụ kiện cao cấp hay quà lưu niệm tuyệt vời với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất.

 

Lưu ýNhững tư vấn và cần được giải đáp thêm xin liên lạc thông tin ở dưới. Chân thành cảm ơn

Chân thành cảm ơn sự quan tâm và hợp tác của quý khách hàng!

CÔNG TY TNHH DU LỊCH -THƯƠNG MẠI NHA TRANG HOLIDAY

Tel : 0583.521.000 - 0583.521.060 - 0917644838

Add : 18/2/8 Trần Quang Khải - Nha Trang - Khánh Hòa

Email : bookinghotelvietnam@gmail.com

www.nhatrangholiday.net - www.bookinghotelvn.com - www.villanhatrang.com

Tour hàng ngày

1.150.000 VND
Bay 1 mình hoặc có HLV
690.000VND
ghép đoàn
500.000VND
ghép đoàn
400.000 VND
ghép đoàn

Tour nổi bật

TOUR LẶN BIỂN NHA TRANG
650.000VND
ghép đoàn
TOUR ROBINSON BẰNG TÀU GỖ
230.000VND
ghép đoàn

Online support

Tư vấn Du lịch tour - Hotel
................................................
Facebook:
................................................
Thông tin làm việc Công ty:
7h30 – 11h30 & 14h00 – 17h30
................................................
HOTLINE
02583 521 000
0905 199 831 - 0903 564 090
................................................
Hãy gửi mail cho chúng tôi